Đặng Lê Nguyên Vũ  là ai? Đi lên từ con số không tròn trĩnh, Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng nên một Trung Nguyên lớn mạnh và được báo chí phương Tây nhắc tới với cái tên “Vua cà phê Việt”. Hơn 20 năm qua, cái tên này là hình ảnh đại diện cho những hoài bão, tham vọng, khát khao vươn ra thế giới tới của doanh nhân Việt. Tuy nhiên, chặng đường đến với thành công không hề dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng.

Bảng tóm tắt thông tin về Đặng Lê Nguyên Vũ

Tên đầy đủ Đặng Lê Nguyên Vũ
Năm sinh 10/02/1971
Tuổi 49
Cung hoàng đạo Bảo Bình
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộc Kinh
Tôn giáo Đang cập nhật
Nơi sinh Nha Trang
Nơi ở Buôn Ma Thuột
Chiều cao N/A
Được biết tới với Chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên
Giá trị tài sản ròng Đang cập nhật
Gia đình
Cha mẹ Đang cập nhật
Vợ Lê Hoàng Diệp Thảo (1998 – 2019)
Con
  • Đặng Lê Trung Nguyên
  • Đặng Lê Bình Nguyên
  • Đặng Lê Thảo Nguyên
  • Đặng Lê Tây Nguyên
Hồ sơ mạng xã hội
Fanpage Facebook N/A
Hồ sơ Twitter N/A
Hồ sơ Linkedin N/A
Hồ sơ Instagram N/A
Hồ sơ Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Đặng_Lê_Nguyên_Vũ
Trang web chính thức N/A
Youtube Channel N/A

Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Nha Trang, Khánh Hoà trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở một huyện miền núi thuộc tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam.

Nguyên Vũ đã trải qua một tuổi thơ nghèo với những ngày bẻ ngô, chăm lợn giúp mẹ đóng gạch. Ký ức thời học sinh là những ngày lội bộ trên suốt quãng đường đất đỏ, bụi mù dài 15 km, ngày nắng cũng như ngày mưa.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Cà Phê Trung Nguyên

Thời còn trẻ ông từng là sinh viên y khoa

Năm 1992, ông nhập học khoa Y Đại học Tây Nguyên. Mặc dù vậy, việc lên nhập học trường Y tại Buôn Ma Thuột không mở ra con đường tương lai của ông với nghề này. Ông Tính bỏ học lên thành phố kiếm việc làm nhưng sau đó nghe lời khuyên của chú, ông quyết định quay trở lại hoàn thành nốt việc học của mình.

Thời gian ở đại học cũng là lúc ông Vũ bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Thông qua một người bạn, ông xin được công thức cà phê rang xay ở một cửa hàng nổi tiếng tại Tuy Hoà.

Năm 1996, ông và ba người bạn cùng phòng trọ thành lập hãng cà phê Trung Nguyên tại cây số 3 thành phố Buôn Ma Thuột. “Gọi là hãng cà phê cho oai chứ thực ra chỉ là một cửa hàng bé tẹo vài mét vuông dựng bằng số vốn ít ỏi góp chung cùng nhóm bạn cùng khoá. Đó là một sự kiện trọng đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên”, ông Vũ kể lại.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Cà Phê Trung Nguyên

Sự nghiệp của ông Đặng Lê  Nguyên Vũ

Ngồi ở Buôn Ma Thuột, ông Vũ luôn hướng về Sài Gòn. Trong mắt ông, Sài Gòn mới là mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp của ông Vũ gặp rất nhiều chông gai. Lần đầu tiến về Sài Gòn, Trung Nguyên đã thất bại thảm hại. Ông Vũ đội chiến lược sang mở rộng ở miền Tây, tìm đối tác ở Long Xuyên để mở lò cà phê rang xay. Hợp tác này thất bại thảm hại chỉ sau vài tháng khiến ông mất toàn bộ vốn liếng.

Sau đó, ông âm thầm tìm hiểu về rang xay, tìm vị, thăm dò thị hiếu. Năm 1998, ông quyết định mở quán cà phê đầu tiên tại quận Phú Nhuận. Để thu hút sự chú ý, quán mở phục vụ miễn phí khách hàng 10 ngày khai trương và chiêu thức này đã tỏ ra có tác dụng khi rất đông người đến thưởng thức thứ cà phê lạ.

Tiên phong cà phê nhượng quyền

Công việc kinh doanh sau đó diễn ra khá thuận lợi. Từ một địa điểm ban đầu thông qua hình thức nhượng quyền. Số lượng quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên đã tăng lên đến 51 quán toạ lạc tại những vị trí đẹp tại các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, Trung Nguyên còn có chương trình quán Trung Nguyên 100%, trong đó Trung Nguyên sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp phép sử dụng thương hiệu Trung Nguyên để quán chính thức được sử dụng. Đổi lại, các quán này cam kết bán 100%  cà phê Trung Nguyên.

Đến nay, hệ thống này đã lên tới hơn 1.200 quán trên khắp cả nước.  Để gây dựng Trung Nguyên như ngày nay, một yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công chính là chiến lược chỉ đua với người đứng đầu, bởi theo ông Vũ: “chỉ có tranh đua với những người đó, chị ta mới có cơ hội đi đầu”.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Cà Phê Trung Nguyên

Cà phê Hoà Tan Bước ngoặt của Trung Nguyên

Cuối năm 2003, Trung Nguyên chính thức tham gia sân chơi cà phê Hoà Tan với sản phẩm đầu tiên G7. Lúc này, thị trường cà phê Hoà Tan Việt đang bị thống lĩnh bởi hai ông lớn là NesCafe của Nestle và Vina Cafe của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Là gương mặt hoàn toàn mới, lẽ thường G7 sẽ phải mất một khoảng thời gian khá lâu để có thể chinh phục người tiêu dùng và dành thị phần. Tuy nhiên, ông Vũ đã có một bước đi khá khôn ngoan khi dám thách thức với Người khổng lồ thuỵ sỹ.

89% chon G7, 11% chọn Nescafe

Năm 2003, tại Dinh Thống Nhất, lần đầu tiên lịch sử, một thương hiệu Việt Nam chưa có tên tuổi, đã tổ chức một cuộc thử mùi với quy mô khoảng 11.000 người tham gia với hai sản phẩm là G7 và Nescafe của Nestle, thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hoà tan.

Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống trọn G7 trong khi chỉ có 11% chọn Nescafe. Sự kiện thử mùi đã làm phá tan định kiến đồ ngoại tốt hơn đồ nội. Và cũng từ đó, G7 bắt đầu trở nên thân thuộc với người Việt.

Năm 2005, hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả các đối thủ nước ngoài. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Cà Phê Trung Nguyên

Cách xây dựng hình ảnh cá nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Ông Vũ đã nâng tầm mình lên không chỉ là người đại diện cho Trung Nguyên mà còn đại diện cho cả nền cà phê Việt. Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí National Geographic Traveler.

Tiếp đó, một tờ báo Mỹ uy tín khác về kinh doanh Forbes lại khắc hoạ chân dung, về ông như một nhân vật “Zero to hero”, từ vô danh thành anh hung.

Chiến lược chỉ đua với người đứng đầu còn được thể hiện rõ trong năm 2013 khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Hoa Kỳ Starbuck đổ bộ vào Việt Nam. ông Vũ đã làm tốn không ít giấy mực báo giới khi đăng đàn công kích Starbuck là người khổng lồ không có bản sắc, Starbuck  không bán cà phê mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường.

Đồng thời, ông chủ cà phê Trung Nguyên còn hùng hồn tuyên bố ai uống Starbuck là sính ngoại, là không yêu nước, chưa cần phân tích về góc độ đúng sai của những phát ngôn đầy thách thức của ông Vũ. Một điều có thể nhìn thấy rõ ràng là những phát ngôn này đã đem lại rất nhiều cho ông Vũ và Trung Nguyên lợi ích thương hiệu.

Lời hứa còn bỏ ngỏ và ước mơ làm “lãnh đạo cà phê thế giới”

Có thể nói, cho tới thời điểm hiện tại, sau hơn 20 năm lập nghiệp, ông Vũ đã giành được rất nhiều thứ mà không phải doanh nhân nào cũng có như một tập đoàn nghìn tỷ, một danh hiệu Vua cà phê Việt, một bộ sưu tập những phát ngôn để đời mang đậm dấu ấn đặc biệt Lê Nguyên Vũ.

Tuy vậy, như bà doanh nhân khác, con đường kinh doanh của ông không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Năm 2006, Trung Nguyên ra mắt hệ thống bán lẻ G7 Mart với 500 cửa hàng và nhắm tới con số 9.500 cửa hàng mang thương hiệu G7 Mart trên toàn quốc. Đây được xem là quyết định táo bạo và đầy tham vọng của ông chủ Trung Nguyên. Tuy nhiên, trái ngược hẳn với những kỳ vọng ban đầu, hệ thống G7 Mart đã vấp phải khá nhiều khó khăn. Nhận thấy khó lòng cạnh tranh trên thị trường, vào năm 2010 G7 bác quyết định bắt tay với Ministop – thành viên của Aeon Nhật Bản thành lập Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ G7 Ministop với mục tiêu mở 500 cửa hàng vòng 5 năm.  Trong liên doanh này, Mini Shop nắm 25% cổ phần và G7 Mart nắm 75% với tổng số vốn đầu tư khoảng 10.000.000 đôla Mỹ. Tuy vậy, sự hợp tác này rốt cuộc cũng kết thúc vào hồi đầu năm 2015.

ông vua cà phê Việt Nam

Đem cà phê Việt tiến bước sang Mỹ

Lỡ hẹn với hệ thống bán lẻ trong nước năm 2013, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tuyên bố muốn xây dựng hệ thống cửa hàng để bán cà phê có chất lượng cao tại Mỹ. Để có nguồn vốn tài trợ cho chiến lược này, ông Vũ dự kiến sẽ bán 15% cổ phiếu Trung Nguyên cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, sau 3 năm công bố, chiến lược này vẫn im hơi lặng tiếng dù đã có một số sản phẩm như cà phê Hoà Tan G7 vào được các siêu thị tại Mỹ

Từng chia sẻ tham vọng làm lãnh đạo cà phê thế giới với ước muốn cổ động cho một hệ giá trị mới thông qua ly cà phê. Liệu Đặng Lê Nguyên Vũ có thể hiện thực hoá ước mơ chỉ có thời gian mới có được câu trả lời chính xác? Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính những hoài bão đôi khi bị cho là ngông cuồng lại giúp con người ta có được những thành công to lớn.

Thú đam mê ít ai sánh bằng

Thời trẻ ông Vũ thích đọc sách về doanh nhân. Ý tưởng kinh doanh trong tủ sách của ông vua cà phê Việt có nhiều sách về các nhà khoa học cùng luận thuyết thiên văn, vật lý, các kinh, kinh Phật, tin lành.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng góp công dịch và gửi lời đề tặng cho cuốn “quốc gia khởi nghiệp”. Cuốn sách viết về nguyên nhân thành công của người Do Thái ở đất nước này. Trong một bài báo, ông đã từng trải lòng về sở thích của mình như sau: “Có hai thứ tôi thích hoặc là nó mạnh, chẳng hạn những món thuộc về tốc độ như xe, ngựa, hoặc là nó phải tinh tế những bức tượng, những chiếc máy ảnh, bộ đồ nghề của dân chơi xì gà”.

Ông chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên được đánh giá là một tay chơi xe thứ thiệt khi sở hữu bộ sưu tập siêu xe thuộc hàng khủng nhất Việt Nam. Theo tìm hiểu, trong gara của ông Vũ, có những siêu xe nổi bật như Audi R8 Coupe và V10 Spyder độc nhất Việt Nam. Cặp đôi Aston Martin DB9  và Volante, cặp đôi Lamborghini, Mercedez Benz SL 63 AMG….

Ngoài ra, ông vua cà phê Trung Nguyên còn nổi tiếng với thú chơi ngựa ngoại. Được biết, tại Đăk Lăk, ông Vũ nuôi một đàn ngựa đến cả trăm con được kỳ công mang về từ Úc.

ông vua cà phê Việt Nam

Gia đình của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gặp ông Vũ và năm 1994 khi ông vẫn còn là sinh viên tại Buôn Ma Thuột, nơi được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Được biết, gia đình nhà vợ của Đặng Lê Nguyên Vũ trước là một trong những tiệm vàng lớn nhất Buôn mê thuật, sở hữu hàng loạt bất động sản hot tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ với tạp chí Forbes, bà Thảo khẳng định, gia đình bà đã chu cấp chi phí ban đầu để mở quán cà phê đầu tiên tên Trung Nguyên. Ông Vũ và bà Thảo kết hôn năm 1998. Họ nhanh chóng phát triển thương hiệu cà phê lớn nhất tại Việt Nam. Theo bà Thảo, bà là người chịu trách trách nhiệm trong công việc điều hành hằng ngày cũng như thảo luận chiến lược cùng với ông Vũ.

Lùm xùm với người vợ Lê Hoàng Diệp Thảo

Trong gần hai thập kỷ, người Việt và thế giới chỉ biết đến ông Vũ là người đã gây dựng tập đoàn Trung Nguyên, trở thành nhà bán lẻ cà phê chất lượng cao của Việt Nam. Còn sự đóng góp của Nội tướng Lê Hoàng Diệp Thảo với người ngoài gần như không ai hay biết. Phải đến khi vợ chồng cà phê Việt đường ai nấy đi và tranh chấp pháp lý nổ ra, người ta mới biết đến hình ảnh chính thức của bà Thảo.

Sau một thời gian ly dị và đôi co về việc chia tài sản, Tòa án nhân dân TPHCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Kết quả HĐXX chấp thuận bà Thảo sẽ chăm sóc nuôi dưỡng con. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỉ đồng mỗi năm kể từ 2013 cho tới khi học xong đại học.

Về tài sản, tòa xác định, số cổ phần mà ông Vũ và bà Thảo đang sở hữu tại Trung Nguyên trị giá hơn 5.700 tỷ đồng sẽ chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%.

Hãy tham khảo thêm bài viết: George Soros là ai? Tỉ phú kỳ lạ với bản lĩnh vững vàng