Tính đến 17h ngày 19/7, toàn FPT ghi nhận tỷ lệ 74% cán bộ, nhân viên đang làm việc từ xa (WFH), trở lại với mức kỷ lục đã từng thiết lập trước đó.

  Toàn bộ người F ở TP HCM làm việc tại nhà

Cụ thể, có khoảng 26.000 nhân viên FPT đang thực hiện WFH. Trong đó FPT HO và FPT Digital là những đơn vị có tỷ lệ tăng vượt trội, đặc biệt sau thông báo do Tổng Giám đốc FPT ban hành ngày 18/7, bổ sung cho Chỉ thị 08 ban hành ngày 7/7, và thay thế cho thông báo ngày 17/7.

Theo báo cáo nhanh, FPT HO có mức WFH tăng nhanh từ 35% (ngày 5/7) đạt mốc 78% (ngày 19/7). FPT Digital tăng từ 32% lên mức 83%, đơn vị lấy tinh thần WFH tối đa có thể, chỉ duy trì CBNV thực sự cần thiết đến công ty làm việc.

Tại FPT Software, tỷ lệ WFH cũng trở lại ở mức cao, đạt 76%. Đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch và có phương án hỗ trợ CBNV trực tiếp ở lại công ty làm việc để đảm bảo sản xuất. 

fpt-jpeg-9900-1626748257.jpg

Tỷ lệ WFH tăng nhanh trở lại sau những diễn biến phức tạp của dịch Covid. 

Là đơn vị có nhiều chi nhánh trải dài khắp cả nước, FPT Telecom đang có mức WFH đạt tỷ lệ 70%. Con số này tăng nhanh so với trước vì dịch Covid đang bùng phát trên nhiều tỉnh, thành. Không riêng TP HCM, chi nhánh Viễn thông FPT tại các tỉnh như: Khánh Hoà, Bình Dương, Phú Yên, Đà Nẵng và Hà Nội… đều thắt chặt công tác chống dịch, khiến tỷ lệ WFH tăng cao. 

Tại FPT Retail, tỷ lệ WFH hiện nay đạt mức 83%. Nhà Bán lẻ cũng có sự xoay chuyển nhanh chóng, thực hiện bán hàng online, giao hàng tận nhà miễn phí để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Các đơn vị khác như: FPT IS, Synnex FPT, FPT Smart Cloud cũng ghi nhận sự tăng nhanh về tỷ lệ WFH, lần lượt đạt các mức 16%, 81% và 61%.

Đối với FPT Online, đơn vị đang duy trì ổn định mức WFH, đạt 76%. Toàn bộ nhân sự tại TP HCM đều thực hiện làm việc từ xa; tại Hà Nội sẽ duy trì mức 50%, nhân sự còn lại sẽ thay phiên đến công ty làm việc. Đơn vị cũng ghi nhận 61% CBNV đã tiêm vaccine Covid mũi đầu tiên.

Tương tự, mức WFH tại FPT Education cũng không có nhiều sự thay đổi. Đơn vị ghi nhận tỷ lệ đạt 83%.

Trước diễn biến phức tạp của dịch và chiều 18/7 của UBND TP Hà Nội ban hành công điện số 15 về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, tối nay (ngày 18/7), Tổng Giám đốc FPT thông báo bổ sung cho Chỉ thị 08 ban hành ngày 7/7, và thay thế cho thông báo ngày 17/7.

Cụ thể: Thay thế các điều 1, 2 và 3 của Chỉ thị 08 bằng các điều 1, 2 và 3 tương ứng bên dưới (Các điều 4, 5 và 6 của Chỉ thị 08 vẫn tiếp tục áp dụng). Thời gian áp dụng từ 19/7 đến khi có thông báo mới.

Ban điều hành FPT và CTTV triển khai kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP), làm việc tại nhà (WFH) theo phương án như sau:

Với các tỉnh, thành phố có nguy cơ rất cao, bao gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, và Kiên Giang: Áp dụng tỷ lệ WFH theo mức 3 (Bắt buộc toàn bộ CBNV làm việc tại nhà, trừ những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước). Đồng thời, CBNV thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại thành phố Hà Nội: Áp dụng tỷ lệ WFH theo mức 2 (Bắt buộc toàn bộ CBNV làm việc tại nhà, trừ những trường hợp như: trực hệ thống quan trọng, trực cơ quan và các nhiệm vụ cấp bách khác theo yêu cầu của Ban điều hành công ty thành viên phải đến trụ sở/văn phòng/khách hàng làm việc).

Các tỉnh, thành phố còn lại: Áp dụng tỷ lệ WFH theo mức 1 (Khuyến khích tối đa số lượng CBNV làm việc tại nhà. Tỉ lệ WFH do Ban Điều hành công ty thành viên quyết định phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị, bộ phận).

CBNV dừng việc đi công tác, di chuyển đến 19 tỉnh, thành phố có nguy cơ rất cao trong danh sách nêu trên. Các trường hợp đặc biệt cần có sự phê duyệt của TGĐ công ty thành viên.

>> Salesman FPT Telecom Sài Gòn lập kỷ lục ngay cả khi bị phong tỏa

Nguyễn Huy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *