Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng giúp cho việc giao kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn, góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên xác lập giao dịch.
1. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là gì?
Theo khoản 1 Điều 406 Bộ luật dân sự 2015, Điều kiện giao dịch chung được hiểu là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
Theo quy định này thì điều kiện giao dịch chung là những điều khoản mang tính nguyên tắc chung, được áp dụng đối với tất cả các bên tham gia hợp đồng. Những điều kiện giao dịch chung phải được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó. Nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này. Khi đã chấp nhận những điều kiện giao dịch này, bên được đề nghị sẽ phải chịu trách nhiệm về những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Đặc điểm của điều kiện giao dịch chung
– Thứ nhất, điều kiện chung trong giao kết hợp đồng là ý chí đơn phương của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong hợp đồng được thiết lập từ trước đặt ra cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
– Thứ hai, ý chí đơn phương trên được thể hiện thành các quy tắc hay điều kiện được ghi nhận trong hợp đồng; nó mang tính ổn định, lâu dài. Ngoài ra, các điều kiện giao dịch này phải được được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
– Thứ ba, điều kiện chung có sự ràng buộc pháp lý đối với bên được đề nghị nếu bên này đã chấp nhận các điều khoản do bên đề nghị đưa ra và không thể thay đổi, sửa chữa hay huỷ bỏ các quy tắc, quy định này.
– Thứ tư, điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Hiệu lực của điều kiện giao dịch chung
– Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
– Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng FTI | FPT Telecom International gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ FTI | FPT Telecom International để được giải đáp.